Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới tự tan biến trong cơ thể

máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Northwestern (Mỹ) vừa công bố chế tạo thành công máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới. Với kích cỡ nhỏ hơn một hạt gạo, chỉ dày 1,5mm và dài 3,5mm, máy có khả năng tự tiêu biến trong cơ thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

so sánh giữa thiết bị tạo nhịp tim và hạt gạo
với độ dày 1,5mm và độ dài 3,5mm, thiết bị còn nhỏ hơn một hạt gạo

Theo giáo sư John Rogers, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ:

“Chúng tôi tạo ra thiết bị này với động lực chính là vì trẻ em sơ sinh trên toàn thế giới. Theo thống kê, khoảng 1% trẻ em khi mới chào đời bị mắc bệnh tim bẩm sinh và phát minh này sẽ tăng tỷ lệ sống sót của những đứa trẻ.”

Được biết, theo tiêu chuẩn thông thường, bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu các điện cực vào cơ tim trong quá trình phẫu thuật. Và khi không còn dùng đến máy tạo nhịp tạm thời nữa, các bác sĩ sẽ phải tháo chúng ra. Điều này gây rủi ro tạo ra các biến chứng tiềm ẩn bao gồm nhiễm trùng, trật khớp, mô bị rách hoặc tổn thương, chảy máu và cục máu đông.

Để khắc phục các vấn đề trên, thiết bị mới của nhóm nghiên cứu được tiêm vào tim bằng ống tiêm, kết nối không dây với một miếng dán mềm đặt trên ngực. Thiết bị ngoài da này truyền tín hiệu ánh sáng hồng ngoại đến máy tạo nhịp để điều khiển hoạt động nhịp tim. Nguồn năng lượng cho toàn hệ thống là một pin sinh học hoạt động khi tiếp xúc với dịch cơ thể – hoàn toàn không cần pin ngoài hay dây dẫn.

kích hoạt thiết bị tạo nhịp tim từ xa
Không cần dây nối, thiết bị hoàn toàn được điều khiển và cấp điện từ xa

Các nhà khoa học kỳ vọng công nghệ này sẽ giảm thiểu tối đa biến chứng sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian hồi phục và tạo ra một thế hệ thiết bị y tế thông minh hơn và không để lại dấu vết trong cơ thể người bệnh.

Theo dõi Wiki Sức Khỏe ngay hôm nay để cập nhật thêm nhiều tin tức y học mới nhất bạn nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *